Huệ mưa là một trong những loại đẹp được sử dụng nhiều bởi các dịch vụ cung cấp cây cảnh. Với vẻ đẹp sang trọng và khả năng hấp thụ một số khí thải, điều kiện sống thuận lợi mà Huệ mưa thường được dùng là cây cảnh trong nhà hay cây cảnh văn phòng, ngoài ra cũng có thể trồng làm cảnh quan sân vườn ngoại thất.
Huệ mưa còn có tên thông dụng khác là hoa tóc tiên, cỏ dây thép, tóc vệ nữ. Tên tiếng Anh là rainlily. Thuộc họ Adiantaceae.
» Đặc trưng hình thái: Lá cây mỏng và có màu xanh nhạt, cuống lá màu đen bóng, Cành của cây dài và có màu như sợi dây thép.
✿ Phân bố:
» Huệ mưa có nguồn gốc từ những khu vực ấm áp ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Á, được trồng rộng rãi ở Việt Nam, Trung Quốc.
» Huệ mưa có thể sinh trưởng tốt trong môi trường có nồng độ khói thuốc thấp, hấp thu các chất khí có hại trong môi trường như Aldehyde formic, có tác dụng to lớn trong việc làm sạch không khí, rất thích hợp để bài trí trong những phòng ngủ có diên tích không đủ lớn, bởi nó có thể cải thiện môi trường cũng như giúp ngủ ngon giấc.
✿ Cách chăm sóc Huệ mưa:
» Ánh sáng: Ưa bóng, cần ánh sáng tỏa nhẹ, kỵ nắng gắt chiếu trực tiếp. Nếu ánh sáng quá mạnh có thể làm cho lá cây trở nên khô vàng, thâm chí chết khô.
» Nhiệt độ: Ưa ấm áp, nhưng có thể chịu rét, nhiệt độ phù hợp cho phát triển là khoảng 150C.
» Nước: là loài cây cảnh ưa ẩm ướt, có yêu cầu tương đối cao đối với độ ẩm không khí, cần thường xuyên phun bụi nước ở xung quanh, Trong mùa phát triển cần thường xuyên tưới nước, nhưng không được để nước bị ứ đọng, vì như vậy sẽ khiến gốc cây bị thối rữa.
» Đất: Thuộc loài thực vật ưa đất chứa canxi, nên trồng bằng loại đất cát chứa vôi tơi xốp, thấn hút nước tốt, màu mỡ.
» Phân bón: Cứ khoảng 3 tuần tưới một lần là đủ, nếu mầm phát triển không được tốt có thể bón thêm khoảng 1 – 2 lần phân đạm.
✿ Phương pháp nhân giống Huệ mưa:
» Chủ yếu nhân giống bằng cách tách gốc. Vào mùa xuân, chọn những cành mới chưa ra mầm đồng thời kết hợp với việc thay chậu. Chỉ cần đào gốc ở trong chậu ra, lấy đi hết những phần đất cũ còn bám lại, chia gốc lớn đó thành nhiều cụm gốc nhỏ, trồng vào những chậu khác nhau là được.
Cách gieo hạt:
- Hạt giống huệ mưa nên được gieo trong khay ươm trước khi chuyển ra vườn hoặc chậu kiểng. Có thể gieo hạt trên đất mùn dừa, hoặc cát sạch. Để khay ươm ở nơi có ánh sáng, nhưng ko quá gắt. Có thể là ở ban công nhà. Chú ý mang khay vào nhà, hoặc che đậy cẩn thận vào buổi tối để tránh bị chuột hoặc côn trùng phá hoại.
- Sau khoảng 2-4 tuần hạt sẽ nảy mầm. Khi cây được khoảng 4 lá mầm, các bạn có thể chuyển ra chậu kiểng để trồng, hoặc trồng ở ngoài vườn. Chú ý: trong giai đoạn này, cây vẫn còn khá yếu, nên che chắn cho cây mỗi khi có mưa bão. Tưới nước đều đặn hàng ngày. Không tưới quá đậm.
✿ Không gian trưng bày thích hợp:
» Cây Huệ mưa là loài cây cảnh đẹp có phần thân tương đối thấp và nhỏ, cuống lá mảnh như sợi dây thép, phần trên mọc như những cánh quạt màu xanh, mảnh mai trang nhã, thanh tú đẹp đẽ.
» Có thể dùng những chậu cây Huệ mưa để điểm xuyết bên thềm cửa sổ, trên bàn, hoặc cũng có thể treo lên để trang trí. Những chậu nhỏ có thể đặt trên bàn trà; những chậu to hơn có thể đặt ở bên cạnh cửa sổ các phòng ít ánh sáng, trên lối đi hoặc trong phòng khách, do cây Huệ mưa ưa bóng nên nó có thể làm đẹp không gian trong một thời gian dài.
» Ngoài ra, có thể cắt nó cắm vào bình hoa chung với các loại hoa tươi khác để điểm xuyết. Cây cảnh đẹp Huệ mưa đặc biệt phù hợp với những căn phòng được trong trí theo phong cách đơn giản, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho không gian.
✿ Phòng chống bệnh thường gặp:
» Bệnh côn trùng vảy sắt: Bệnh côn trùng vảy sắt chủ yếu là do khóm cây không thoáng gió dẫn đến, có thể phun dung dịch Malathion 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.200, mỗi tuần phun một lần, phun 2 – 3 lượt là được.
» Bệnh bọ chét: Bọ chét thường tập trung ở những lá non, có thể làm sạch, tốt nhất không nên phun thuốc để tránh làm tổn thương những cành non và ô nhiễm môi trường.