Chắc hẳn những ai yêu Dạ yến thảo và Dừa cạn đã hoặc sẽ gặp một loại bệnh rất khủng khiếp ở 2 loại cây này, đó là tự dưng một ngày đẹp trời, cây đang cho hoa rực rỡ bỗng dưng gục ngã và héo rũ. Vạch lên xem thì cành đã héo quắt queo trong tình trạng không cứu nổi.
Triệu chứng dạ yến thảo khi héo rũ
Căn bệnh tiến triển cực nhanh khiến 1 cây Dừa rủ tươi tốt chết trong vài ngày
NGUYÊN NHÂN GÂY HÉO RŨ
Khi bị như thế tức là cây hoa đã nhiễm một loại nấm hoặc vi rút gây héo rũ. Nấm và vi rút này tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Nó có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Nó dễ dàng xâm nhập qua vết thương hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết.
Tốc độ lây nhiễm và gây bệnh trong dừa cạn và Dạ yến Thảo lan ra rất nhanh chóng, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 38C.
PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH HÉO RŨ
Một số biện pháp để phòng bệnh ngay tức thì là cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy, cách ly cây bị nhiễm vi rút ra khỏi các cây khỏe khác và phun các loại kháng sinh thông thường bằng cách pha 2 viên với 1 lít nước hoặc Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP tưới cách nhật mỗi ngày 1 lần cho cây từ gốc đến ngọn. Nếu may mắn diệt trừ được mầm bệnh thì chỉ sau vài ngày phun, cây có thể hồi phục trở lại và tiếp tục cho hoa.
Một lưu ý là phòng bệnh hơn chữa bệnh vì nếu cây hoa đã bị bệnh thi ra đi rất nhanh nên có khi chưa kịp ngấm thuốc cây đã quắt khô rồi. Vì vậy ngay cả khi cây còn tươi tốt và đặc biệt là trong mùa mưa ẩm nên định kỳ 1 tuần một lần phun kháng sinh hoặc CUPRIMICIN để phòng bệnh cho các em yêu là tốt nhất.
Hi vọng vài thông tin ngắn này sẽ giúp các bạn yêu hoa một số kinh nghiệm hữu ích. Chúc khu vườn của các bạn luôn rực rỡ sắc màu.